Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Chế độ an thai phụ nữ cần biết

Phụ nữ trong thời kỳ có thai, sinh lý có một số thay đổi đặc biệt, điều rõ nhất ở lượng máu và đồng hóa dị hóa tăng lên.




Những thay đổi sinh lý này đòi hỏi được bù đắp bằng ăn uống cho người mẹ, đồng thời thai cũng đòi hỏi có đủ dinh dưỡng để phát triển. Do đó phụ nữ có thai phải đặc biệt chú ý việc ăn uống, mặc ấm và vệ sinh dinh dưỡng.

Y học rất quan tâm đến điểm này, cho rằng chế độ ăn uống và vệ sinh dinh dưỡng không những liên quan đến sức khỏe của người mẹ mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của thai.
Trong "Liệt nữ truyện”có ghi: Ngày xưa phụ nữ có thai, ngủ không nằm nghiêng, người không lệch, đứng không xiêu vẹo, không ăn thức ăn có độc và mất vệ sinh, mắt không nhìn tà sắc, tai không nghe nói chuyện dâm loạn, hành ác, bạo lực, như thế sanh con mới đoan chính, thông minh tài ba hơn người.

Thời hậu Hán trong "Kim quỹ yếu lược”của Trương Cơ chuyên bàn về các chứng, mạch của phụ nữ có thai và các cách chữa trị, có ghi rõ các điều cần kiêng kị trong ăn uống, ví dụ: thời kỳ có thai thì dấm (rượu gạo), nước mắm, nước đại mạch, cháo tiểu mạch là 4 loại nên ăn, còn gừng, thịt thỏ, thịt  sơn dương, mỡ con hươu, con nai đều nên kiêng.

Về sau các nhà y học vận dụng

- Cháo cá chép: Thức ăn chữa được chứng phù và an thai
- Cháo gà gạo tẻ: Dinh dưỡng tốt và an thai.         
- Gạo nếp, men rượu: Thức ăn chữa được thai động.
- Giá đậu đỏ: Bột giá đậu đỏ uống với ít rượu ấm trị được lậu thai (thai mấy tháng vẫn có lúc ra máu, do huyết quá nóng hoăc gần với chồng làm tổn hại thai),
- Lòng đỏ trứng gà: Luộc với rượu ăn hàng ngày an thai và ngừa được số bệnh khác.
- Gan gà: Chưng với rượu ăn hàng ngày an thai.
- Thịt gà mái đen: Nấu gạo tẻ an thai.

Tất cả các thức ăn trên, người phụ nữ có thai nên chế biến làm thức án hàng ngày rất tốt.
Trong sách "Đạt sanh sinh biên”có đề cập: Phụ nữ có thai nên ăn uống đạm bạc,  không nên ăn chất béo nồng, kích thích mạnh, thức ăn, nước uống quá đậm đặc, chất cay nóng, thức ăn quá béo, quá ngọt, quá mặn và còn cần phải biết cách sống với tình chí bình thường, thanh thản.
tánh vui giận, buồn, lo, sợ sệt quá sẽ tổn thương đến nội tạng của thai phụ.

Lo buồn nhiều thì khí uất kết, súy nghĩ nhiều thì khí bị ngăn lại, giận tức nhiều thì khí bị đưa lên, huyết cùng lối càng bị vọng hành, chẳng những tổn thường  đến thai nhi mà còn sinh nhiều bệnh tật khác cho người đàn bà.

Ngày xưa, khi có thai từ 3 tháng trở lên thì thường về nhà cha mẹ ruột, tránh sự gần gũi chồng, để dưỡng thai và bảo vệ sức khỏe sau khi sanh. Nhưng cũng có nhiều cặp vợ chồng không tự khuyên nhau kiêng cữ, phòng dục quá độ có thể gây trụy thai hoặc tinh khí xấu ngưng đọng, bao bọc nhau thai... gây ra chứng ho và tổn.

Thai nhi luôn luôn chiu ảnh hưởng mọi sinh hoạt đời sống của người mẹ, nên người mẹ phải thận trọng trong việc ăn uống các chất chua, đắng, mặn, ngọt, cay nhiều quá làm tổn thương đến 5 tạng.
Nói về tình chí, người mẹ thường vui mừng quá độ thì tổn thương đến tâm, khí bị hao tán, sinh chứng hồi hộp, kém trí nhớ. 

Giận nhiều thì tạng can bị tổn thương, khí bị đưa ngược lên, sinh ra chứng huyền vựng (xây xẩm, huyết áp dao động)... Suy nghĩ quá thì hại tỳ, khí bị uất, sinh chứng no hơi, đầy bụng, kém ăn, mất ngủ. Phiền lo quá thì hại tạng phế, khí bị kết đàm trệ, sinh chứng tức ngực, khó thở, hen suyễn... Kinh sợ quá thì hại thận, khí thường bị giáng xuống (khí trệ), thai trệ, tiểu không thông, cảm thấy tức  ở hậu môn, tiểu rắt buốt.

Theo lời dặn trên, người đàn bà phải cố gắng thực hiện và kể cả người chồng cũng phải biết trọng sinh mạng vợ con đừng vì dục vọng riêng tư, thỏa mãn cá tính. Hạnh phúc chỉ đến với gia đình khi nào được sống với cảnh vợ khỏe, con ngoan.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Bài thuốc trị tiểu són, bồi bổ khí huyết

Tiểu són làm bệnh nhân không có cảm giác đi tiểu hay mắc tiểu và làm họ tiểu ra quần lúc nào không hay biết.
Theo thống kê, bệnh tiểu són xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới, bởi đường tiểu ở nữ ngắn hơn nam. Bệnh xảy ra khi bệnh nhân làm một động tác hay việc gì đó mạnh làm tăng sức ép lên bàng quang. Hay cũng do sự nhiễm trùng vùng chậu, hoặc liên quan đến một số bệnh thần kinh.

Bệnh tiểu són được phân ra thành nhiều loại nhưng có chung những biểu hiện và nguyên nhân sau:
-         Các triệu chứng:
+ Tiểu lắt nhắt, trên 6-7 lần một ngày
+ Hay thức dậy tiểu đêm
+ Đái dầm
+ Tiểu gắt
- Nguyên nhân gây tiểu són:
-         Ở đàn ông, hộ tuyến bị sưng sau khi giải phẫu
-         Ở phụ nữ, lớp niêm mạc trong âm đạo nhỏ, khô nhất là sau khi tắt kinh nguyệt
-         Bị táo bón
-         Bị nhiễm trùng đường tiểu
-         Bị mắc bệnh tiểu đường
-         Bị tê liệt nằm một chỗ
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, Đông y có bài thuốc giúp bổ khí huyết, trị tiểu són hiệu quả sau, các bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc bồi bổ khí huyết, trị tiểu sót:
Bao gồm các dược liệu:
- Huỳnh kỳ
30gr
- Nhân sâm
30gr
- Chích cam thảo
30gr
- Quế chi
60gr
- Đương qui
30gr
Chủ trị:
Thích hợp dùng cho các chứng khí huyết suy kém, khí dinh vệ không điều hòa, dẫn đến hư lao, vô lực, tinh thần hoảng hốt, đêm không ngủ yên, trong ngực nóng như thiêu đốt, bụng dưới quặn đau, tiểu sót, bộ phận sinh dục ẩm ướt ngứa ngáy, nước tiểu trắng đục.

Công hiệu:
Huỳnh kỳ, nhân sâm, đương qui, chích cam thảo có tác dụng bổ ích khí huyết; quế chi, bạch thược có tác dụng điều hòa hai khí dinh vệ. Dùng kết hợp các dược liệu trên có công hiệu bổ khí huyết, điều hòa hai khí dính vệ.
Người trung, lão niên khí huyết không đủ, dinh vệ không điều hòa, nên thường nấu uống.
Cách chế biến:
Các dược liệu rang khô, nghiền thành bột rồi phân thành gói nhỏ, mỗi gói 9gr.
Cách sử dụng:
Mỗi ngày 3 lần sáng, trưa, tối; mỗi lần 1 gói, thêm gừng tươi 2 lát, đại táo 2 quả nấu sôi, lọc bỏ xác uống.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Các món ăn giúp an thai tốt nhất

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng cao quý và thiêng liêng, người mẹ mang nặng đẻ đau đến 9 tháng 10 ngày, xen lẫn niềm hạnh phúc vô bờ bến ấy là nỗi lo trong quá trình mang thai, rằng lo dinh dưỡng thế nào tốt cho mẹ và đặc biệt làm thế nào để giúp an thai, hạn chế động thai trong suốt thai kỳ.


Khi mang thai, các mẹ bầu thường được các bác sĩ khuyên nên bổ sung đầy đủ khoáng chất và chế độ dinh dưỡng tốt nhất để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mẹ cũng như thai nhi.

Đối với chế độ dinh dưỡng của bà bầu khi bị động thai cũng vậy và đều này rất quan trọng bởi khi mẹ khỏe mạnh thì mới đảm bảo được thể chất phát triển bình thường của em bé.

Hiểu rõ được nỗi lo của các mẹ cũng như công dụng của các bài thuốc, vị thuốc, món ăn trong dân gian. Hôm nay Thảo dược Đức Thịnh chia sẽ đến bạn đọc các món ăn giúp an thai, chữa động thai.

Các chất như: chất xơ, sắt, protein, axit folic, đạm và các vitamin, khoáng chất là những chất không thể thiếu cho nhu cầu phát triển của mẹ và em bé. Hàm lượng các chất này có trong những thực phẩm sau:

Cá chép:

Cá chép là thức ăn giàu dinh dưỡng và là thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị động thai, giúp an thai hiệu quả. Bên cạnh đó, cá chép giúp bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần.
Đối với các chép mẹ bầu có thể nấu cháo với gạo nếp, cho thêm vài hạt đậu đỏ, hầm cho nhừ rồi ăn khi cháo còn nóng.



Đậu đen:

Đậu đen là ngũ cốc chứa nhiều chất cần thiết cho mẹ bầu, với giá trị dinh dưỡng cao cùng thành phần canxi, kem, sắt vô cùng phong phú như vậy, đối với các mẹ có thể trạng yếu nên sử dụng thường xuyên với các cách chế biến khác nhau như nấu cháo, pha ngũ cốc đậu đen, nấu chè…Tuy nhiên, bên cạnh đó, các mẹ cần cân chỉnh liều lượng vừa phải, vì dùng nhiều cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ.


Mía
Các mẹ có biết rằng ngoài tính mát, tác dụng thanh nhiệt, mía còn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho các mẹ trong thời kỳ mang thai.

Trong thời gian mang bầu, các mẹ có thể uống 1 ly nước mía mỗi ngày, sẽ giúp giảm triệu chứng ốm nghén, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng cần thiết, giúp giải toản mệt mỏi, tạo tinh thần phấn chấn cho các mẹ. Tuy nhiên, đối với bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng vậy, chúng ta cần một liều lượng vừa phải đủ để cơ thể tiếp thu, tránh tình trạng sử dụng nhiều.

Lá sen

Nhắc đến lá sen, người ta sẽ nghĩ ngay đên bài thuốc chữa mất ngủ, giúp an thần. Ngoài ra, lá sen còn là chất chống oxy hóa mạnh, giúp máu lưu thông, giảm huyết áp và là vị thuốc an thai được ông bà ta lưu truyền.

Đối với mẹ bầu thì có thể sử dụng lá sen để nấu uống và đặc biệt là lá sen tươi sẽ tốt hơn.

Các loại rau quả, đặc biệt là bí đỏ:

Bí đỏ hay các loại rau quả nói chung đều tốt cho bà bầu, đặc biệt ngoài tác dụng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và làm đẹp thì bí đỏ còn là thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị động thai.

Thành phần bí đỏ chứa nhiều vitamin C, A, các mẹ có thể nấu cháo hay nấu chè, nấu canh đều có thể được.

Bên cạnh các món ăn, bài thuốc hay thì chúng ta không thể bỏ qua vị thuốc quý giúp chữa động thai trong Đông y được dân gian lưu truyền đó là Củ gai.



Ở nông thôn, người ta hay sử dụng lá của cây gai để làm bánh, còn củ gai hay rễ gai được sử dụng làm thuốc.

Theo Đông y, củ gai không độc, tính hàn, vị ngọt. Có tác dụng an thai, thông tiểu, chữa sa dạ con.

Để chế biến bài thuốc an thai từ củ gai, chúng ta có thể làm như sau:
Củ gai sau khi mua về, cạo bỏ phần lớp ngoài, rửa sạch và dùng khoảng 2 lạng hầm chung với gà, chim bồ câu…Hoặc có thể đun không với 800ml nước, đun khoảng 10 phút và bắt xuống, uống khi nước còn ấm.



Các thầy thuốc Đông y khuyên thai phụ nên dùng với liều đề xuất từ 1-2 kg cho 1 đợt, có thể dùng thường xuyên uống thay nước trong quá trình thai kỳ để giữ thai, tránh ra máu, ra dịch chảy máu màng nuôi…Đặc biệt, trong 3 tháng đầu mà không ảnh hưởng đến việc sinh con già tháng hay có tác dụng phụ nào.

Hiện nay, tại Thảo dược Đức Thịnh có bán củ gai khô, đối với củ gai tươi, các bạn nên đặt hàng trước để bên mình nhập sản phẩm.

Mọi chi tiết và tư vấn xin được giải đáp, vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0985.324.028




Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Thực phẩm giúp an thai cho bà bầu

Thực phẩm giúp an thai cho bà bầu

Bà mẹ nào cũng muốn con được chào đời khỏe mạnh, thông minh. Trong thời kỳ mang thai, các mẹ luôn truyền tai nhau bí quyết ăn gì để con thông minh, hay uống gì để sinh con ra được trắng hồng, hoặc chất nào bổ cho bé từ khi còn trong bụng mẹ. Vâng, đó là những kinh nghiệm, bí quyết không thể thiếu.


Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, việc mẹ bị động thai, dọa sảy thai là việc hết sức bình thường và bất kỳ bà mẹ nào cũng có thể gặp phải. Vậy làm thế nào để các mẹ yên tâm vượt qua giai đoạn khó cực này để em bé được chào đời bình an.

Từ lâu, theo kinh nghiệm của ông bà ta truyền lại, củ gai là vị thuốc giúp an thai hiệu quả đã được Đông y kiểm chứng và tin dùng. Vậy củ gai có những công dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Giới thiệu đặc điểm:

Củ gai là phần rễ của cây gai, cây này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, lá cây gai được sử dụng làm gia vị trong món bánh ít lá gai.



- Điều trị động thai, dọa sảy thai
- Giúp an thai cho bà bầu
- Điều trị ra máu, dịch.
- Hỗ trợ trị đái rắt, tiểu buốt.

Cách chế biến và bảo quản

- Củ gai sau khi mua về, bạn không nên rửa và chế biến hết một lần, mà nên để dành trong ngăn mát tủ lạnh, dùng đến đâu thì làm đến đó.

- Bạn lấy củ gai nhẹ nhàng chà phần vỏ bên ngoài ( không nên gọt vì vỏ chứa nhiều dưỡng chất), sau đó bỏ vào bao ni lông, bảo quản lạnh và dùng dần.



Cách sử dụng củ gai:

Có 2 cách sử dụng củ gai phổ biến đó là sắc nước uống và hầm chung với các món ăn bổ dưỡng khác:

Cách 1: Sắc nước uống

Mỗi ngày bạn lấy khoảng 100-150g củ gai tươi, sắc với 1 lít nước và uống trong ngày. Bạn cứ làm đều đặn như vậy trong thời gian 1 tuần sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Cách 2: Hầm chung với các món bổ dưỡng.

Để giúp bà bầu đổi khẩu vị và không nhàm chán trong bữa ăn, chúng ta cũng có thể hầm củ gai tươi chung với móng giò heo, bồ câu, gà ác và ăn trong ngày. Vừa dễ ăn, giúp an thai lại giúp cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.



Củ gai là thuốc Đông y không mang lại tác dụng phụ khi sử dụng nên bạn có thể dùng xen kẽ với thuốc Tây. Đồng thời, trong những tháng đầu tiên, mẹ không nên sử dụng thuốc Tây và nên hỏi ý kiến của Bác sĩ trước khi dùng.


Hiện nay, tại Thảo dược Đức Thịnh có bán củ gai tươi giá 300.000đ/kg, quý khách có nhu cầu có thể liên hệ qua SĐT: 0985.324.028 để được tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Cách sử dụng củ gai tươi

Cách sử dụng củ gai tươi

Củ gai từ lâu là bài thuốc quý dành cho các mẹ trong thời kỳ mang thai.
Sinh con và nuôi dạy con khôn lớn luôn là niềm hạnh phúc của các mẹ, các bà. Tuy nhiên, trong quá trình ấy là cả một đoạn đường đầy chông gai, xen lẫn niềm hạnh phúc vô bờ bến là cả một áp lực vô cùng nặng nề. Bởi lẽ, không có một bà mẹ nào lại không muốn con được chào đời khỏe mạnh, thông minh nhưng không phải ai cũng có được điều tuyệt vời ấy.



    Trong cả thời kỳ mang nặng đẻ đau, các mẹ trải qua biết bao nhiêu cơ cực nhưng tất cả đều có thể vượt qua. Vâng đó là yếu tố chủ quan vậy nếu trong thời gian ấy, các mẹ không được may mắn hay không may bị động thai, dọa sảy thai…thì phải làm sao. 

   Bí quyết nào giúp các mẹ dưỡng thai, an thai hiệu quả để bé được sinh ra khỏe mạnh.
Ai cũng biết, trong quá trình mang thai, phụ nữ không được dùng thuốc Tây, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

   Bí quyết từ ngàn xưa, được ông bà ta truyền lại, giúp các mẹ an tâm dưỡng thai hiệu quả đó là uống nước sắc từ củ gai tươi.



Vậy cách sử dụng củ gai tươi như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây.


Cách sơ chế củ gai:

- Sau khi mua củ gai về, bạn cần sơ chế và bảo quản cẩn thận, tránh để củ gai mọc mầm, vì như vậy sẽ không sử dụng được.

    Bạn đem củ gai ra cạo nhỏ phần đất bên ngoài, không nên gọt bỏ phần vỏ vì vỏ chứa rất nhiều dưỡng chất.

    Cẩn thận hơn, thì bạn cũng có thể lấy cọ rửa xoong nồi, chà nhẹ nhàng phần vỏ bên ngoài và rửa sạch lại với nước.



Cách bảo quản củ gai:

 Bạn không nên đem rửa một lần, mà sau khi mua về, dùng đến đâu thì rửa đến đó. Không nên rửa hết vì như vậy sẽ mất độ tươi của củ gai, phần còn lại bạn nên bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.

Hướng dẫn sử dụng và liều lượng:

      Đối với trường hợp động thai, dọa sảy thai, ra huyết:
+ 3 ngày đầu: Dùng từ 150-200g củ gai tươi, thái lát mỏng và bắt lên bếp đun đến khi nước có màu sẫm, uống 1 ngày 3 lần.
+ 4 ngày sau: Mỗi ngày dùng 100g, cách thức nấu giống như lần đầu, thay nước uống hàng ngày.
Nên dùng củ gai tối thiểu 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất và đồng thời giúp thai nhi ổn định.
    Đối với trường hợp dùng củ gai để an thai:

      Bạn lấy khoảng 150-200g củ gai tươi, đã được rửa sạch và cắt lát mỏng, sau đó hầm chung với gà, móng giò hay chim bồ câu. Một tuần dùng từ 2-3 lần.



    Lưu ý:

-         Bạn có thể sử dụng củ gai sắc nước uống hoặc hầm chung với các thức ăn bổ dưỡng.
-         Dù vẫn đang dùng thuốc Tây, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng củ gai bình thường.

Hiện tại, công ty Đức Thịnh có bán củ gai tươi với giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo. Bạn có thể liên hệ đến bất kỳ cửa hàng nào để mua hàng gần nhất có thể.

Mọi liên hệ hay thắc mắc, vui lòng liên hệ qua SĐT: 0985.324.028 để được tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả.